Top 15 cây phong thuỷ trong sân vườn

Cây tùng la hán

Không gian xanh là yếu tố không thể thiếu trong kiến trúc hiện đại. Khi hoàn thiện ngôi nhà , tổ ấm cho gia đình bạn không thể bỏ qua giai đoạn thiết kế và thi công sân vườn. Khi đó sẽ có vô số những thắc mắc cũng như các vấn đề khiến các bạn cần phải tìm hiểu kỹ như:

Thiết kế sân vườn sao cho hợp phong thuỷ?

Lựa chọn trồng cây gì trong vườn sẽ mang lại phong thuỷ tốt ? Làm sân vườn nên kiêng kị điều gì? Làm sao để có được một sân vườn đẹp ..v..v.

Sau đây, Vườn Đức Vượng xin giới thiệu 15 loại cây phong thuỷ tốt nhất cho sân vườn . Đồng thời cũng dễ trồng, dễ chăm sóc duy trì và mang tính ổn định cho cảnh quan.

1.Cây mai tứ quý

Nằm trong bộ tứ Tùng – Cúc – Trúc – Mai nên thật thiếu xót lớn nếu không nếu tên cây Mai tứ quý.

Cây Mai tứ quý có tên khoa học là Ochna serrulata, thuộc họ Ochnaceae. Có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan…và một số nước châu Á. Cây cho hoa có màu sắc trước vàng sau đỏ nên còn được gọi với tên Nhị độ mai. 

Mai tứ quý
Mai tứ quý

Đăc điểm cây mai tứ quý:

Mai tứ quý thuộc cây gỗ nhỡ, sống lâu năm có thể cao tới 4m.
Cành tán cân đối, mật độ phân cành dày, và giòn dễ gãy. Lá cây mai tứ quý kích thước 2-3cm, mép lá có răng cưa rõ rệt rất dễ nhận biết.
Hoa mai tứ quý được nhận diện bởi hai màu đỏ và vàng. Cây cho hoa quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào mùa hoa chính mùa xuân hè từ tháng 1 đến tháng 5 dương lịch.
Cây thể hiện sự sum họp đoàn viên, tài lộc và hạnh phúc. Cây thường cho hoa vào mỗi dịp tết đến xuân về nên cũng giống như hoa đào, hoa mận, hoa mai vàng,  thấy hoa mai tứ quý là thấy tết.

2.Cây Tùng

Hiện nay ở Việt Nam có một số các loại Tùng trồng trong sân vườn mang lại giá trị phong thuỷ tốt. Đồng thời cũng rất dễ trồng và chăm sóc như: Tùng lá hán ( hay còn gọi là Vạn niên tùng) , Tùng cối, Tùng tháp, Tùng bách tán.

Tùng la hán thuộc loại cây gỗ lớn, cành nhánh nhiều, dài, thường cành mọc ngang.

Lá hình giải hẹp, thuôn nhọn ở đỉnh, gốc có cuống ngắn, màu xanh bóng ở mặt trên, hơi xám ở mặt dưới. Cây có hoa trắng, quả giống nhìn tượng La Hán chính vì vậy người ta đặt tên cho cây là Tùng La Hán.

Cây tùng la hán
Cây tùng la hán

 

Ý nghĩa phong thuỷ cây tùng:

Cây Tùng nói chung được quan niệm mang ý nghĩa phong thủy về sức khỏe, sự kiên cường.

Cây thường được dùng để làm quà tặng, trồng trang trí sân vườn, trồng trong chậu làm bài trí làm cảnh với ý nguyện mong gia chủ luôn mạnh khỏe và bình an.

Tùng được coi là loài cây quý tộc, thể hiện cho sự giàu sang, phú quý. Cây tùng thường có tuổi thọ rất cao và có tính ổn định nên được ưa chuộng trồng trong sân vườn.

3.Cây họ tre trúc

Tham khảo thêm Cây Trúc quân tử

Đối với sân vườn đặc trưng của Việt Nam hoặc Nhật bản thì không thể không có sự góp mặt của họ nhà tre trúc. Với đặc điểm chung là loại cây thường xanh, cho thân thẳng có đốt, chiều  cao từ 1-9m tuỳ loại. Dáng cây mảnh, phát triển tốt dưới ánh sáng tự nhiên và rất ít sâu bệnh.  Phân cành ít và thưa.

Cây trúc cần câu
Cây trúc cần câu

Họ tre trúc thể hiện sự gần gũi thân thuộc. Trong phong thuỷ họ tre trúc đại diện cho người quân tử, chính trực. Cây cũng mang lại sự may mắn, vững vàng vượt qua nghịch cảnh.

Có một số loại tre trúc như: Trúc quân tử, Trúc cần câu, Trúc bụng phật, Trúc chỉ vàng bạn nên lựa chọn đưa vào sân vườn loại trúc hợp lý để đạt thẩm mỹ và mang lại giá trị phong thuỷ tốt cho gia đình mình nhé.

Cây trúc chỉ vàng
Cây trúc chỉ vàng

4.Cây lộc vừng

Đúng theo tên gọi của nó, Cây lộc vừng trồng trong vườn mang lại tài lộc vững bền. Hoa lộc vừng cho màu đỏ mang đến những điều tốt lành, hưng vượng. Lộc Vừng ra hoa nghĩa là thành công nở rộ, làm việc gì cũng được như ý.

Dân gian vẫn đau đó có câu nói ” Vừng ơi , mở ra cho lộc vào” điều này đủ thể hiện giá trị phong thuỷ mà cây lộc vừng mang lại.  Trồng cây lộc vừng vừa để trang trí, ngắm hoa thưởng trà, lại vừa có tác dụng rước đón tài lộc.

cây lộc vừng
cây lộc vừng

Đặc biệt hơn cây rất dễ trồng và chăm sóc. Có thể trồng trực tiếp những cây cổ thụ cây lớn làm bóng mát. Hoặc trồng nhưng cây có dáng thế đẹp mắt trong chậu để bài trí trong sân vườn nhà. Lộc vừng cũng có thể trồng ang nước vẫn sinh trưởng tốt.

5.Cây Vạn tuế – Thiên tuế

Vận tuế là loại cây thừng xanh, có nguồn gốc từ Châu Á. Cây sinh trưởng rất khoẻ, không kén đất và chịu được thời tiết khắc nghiệt. Vạn tuế thuộc cây thân gỗ có thân hình trụ, thẳng sống lâu năm cao khoảng 1 – 4 mét, trên thân có nhiều vết sẹo để lại khi lá rụng.

Cây vạn tuế
Cây vạn tuế

Trong phong thủy cây xanh thì cây vạn tuế biểu trưng cho sự bền vững và ổn định trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống. Khi cây Vạn tuế cho hoa dự báo công việc sắp tới được hanh thông, thuận lợi.

Cây cũng có tác dụng cân bằng âm dương, cải thiện mội trường sống. Theo quan niệm của người phương Đông, Vạn tuế còn tượng trưng cho sự trường thọ và bình an.

Trồng cây Vạn tuế trong nhà, gia chủ sẽ luôn gặp được nhiều điều may mắn. Không những sức khỏe dồi dào, làm ăn thuận lợi mà đường công danh cũng được thăng tiến, hanh thông.

Ngoài ra, lá cây vạn tuế được sử dụng để cắm hoa. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn có thể sử dụng hoa lá trong vườn cây của chính mình để trưng bày trong nhà mình thêm ấm cúng.

6. Cây lựu hạnh

Đặc điểm cây lựu :

Thạch lựu hay cây lựu hạnh là cây thân gỗ, thân cây màu nâu xám, có chiều cao từ 1.5-4.5m.

Lá đơn mọc đối xứng nhau hoặc thành lùm, phiến lá hình trứng, vành lá nguyên vẹn, mặt lá bóng nhẵn.

Hoa lựu mọc thành cụm,  cánh hoa màu đỏ hoặc màu trắng. Quả lựu mọng hình cầu, màu đỏ vàng. Ra quả vào tháng  9 – 10.

Trong thơ ca, hoa lựu cũng được đại thi hào Nguyễn Du đưa vào tác phẩm Truyện Kiều nổi tiếng của mình: ”Dưới trăng quyên đã gọi hèĐầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông“. Điều đó thể hiện sắc đỏ của hoa lựu.

Cây lựu hạnh
Cây lựu hạnh

Ý nghĩa cây lựu mang lại:

Trong phong thuỷ, cây thạch lựu được  tượng trưng của sự “đa tử đa phúc” (nhiều con nhiều phúc). Các gia đình hay trồng cây thạch lựu ở trước nhà bởi họ tin rằng, cây thạch lựu luôn mang điều may mắn và tốt lành đến cho gia chủ.
Ngoài ra, cây thạch lựu là loài cây cho trái ngon nên được rất nhiều người yêu thích và trồng tại khuôn viên của mình.

7.Cây nguyệt quế

Nguyệt quế là cây thường xanh quanh năm, thân gỗ mọc dạng bụi lớn, cao từ 0.5m – 4m, phân cành nhiều. Lá nguyệt quế mài xanh đậm, dài khoảng 2-4cm, rộng 1-2cm. Phiến lá bầu dục thuôn, dày, cứng, không lông.

Hoa nguyệt quế có màu trắng lục nhạt, mọc thành các cặp cạnh kẽ lá. Hoa cho hương thơm thoảng nhẹ rất dễ chịu, cây cho hoa liên tục quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hè. Quả mọng, nhỏ, màu đen, đài khoảng 1cm, bên trong chứa 1 hạt.

Cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế

Phong thuỷ cây  Nguyệt quế:

Cây nguyệt quế được cho rằng có tác dụng xua đuổi những điều xui xẻo, những điều xấu. Mang lại thành công trong công danh sự nghiệp. Nguyệt quế luôn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự chiến thắng và vinh quang. Vòng hoa nguyệt quế luôn được chọn làm biểu tượng quà tặng trong các giải đấu hay cuộc thi lớn.

Mùi thơm dễ chịu từ hoa nguyệt quế vừa giúp tinh thần thoải mái, vui tươi, luôn tươi mới, vừa giữ cho đầu óc tỉnh táo để giải quyết mọi chuyện, xả stress hiệu quả. Cây mang lại niền tin về sự bình an và con cháu khoẻ mạnh đỗ đạt cao trong nghiên cứu, học vấn.

8.Cây mai vạn phúc

Cây có chiều cao từ 25cm tới 1m. Tán cây rộng dạng hình cầu, phân cành nhiều và dày đặc. Lá cây thuộc dạng lá đơn, hình elip thuôn nhọn dài từ 1-3cm, lá mọc đối, mật độ lá dày  và nhiều.

Hoa cây mai vạn phúc có màu trắng, hương thơm nhẹ, hoa nở thường xuyên liên tục quanh năm.

cây mai vạn phúc

Mai Vạn Phúc ngoài tác dụng trang trí không gian xanh hiệu quả, cây còn mang lại ý nghĩa phong thuỷ rất tốt đó là mang lại vạn phúc vạn lộc cho giá chủ. Đồng thời cây có thể thanh lọc không khí. Hoa mai vạn phúc luôn thể hiện được sự tinh khôi, dịu đẹp mang lại không gian xanh rất an lành.

9.Cây phú quý

Cây Phú Quý thuộc họ Ráy (Araceae). Cây có chiều cao 20- 50cm, thân cây có màu trắng hồng và được tạo thành từ những bẹ lá. Lá Phú Quý mỏng, mềm, bóng, có viền màu đỏ hồng, bên trong có màu xanh đậm.

Hoa phú quý có màu trắng rất đẹp, trồng cây đủ sáng cây sẽ cho hoa.  Cây thường được trồng trong sân vườn làm cảnh, trồng trong chậu kê đặt trang trí văn phòng, khách sạn, hay làm quà tặng cho đối tác, khai trương, tân gia…

Cây phú quý
Cây phú quý

Cây Phú Quý trong phong thủy là cây biểu tượng cho sự giàu sang phú quý cho người trồng.

Cây còn thường được sử dụng làm quà tặng với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, một cuộc sống thịnh vượng, phát tài. Khi phú quý cho hoa, dự báo đón nhận những điều tốt lành sắp tới. Các bạn mệnh hoả hay thổ rất hợp với cây phú quý. Bởi vì cây Phú Qúy có màu đỏ, màu đặc trưng cho hành hoả, và tương sinh cho hành thổ.

Lưu ý: để cây phú quý sinh trưởng tốt, các bạn nên trồng cây nơi bán bóng, tránh ánh áng gay gắt trực tiếp hoặc nới quá tối.

10.Cây phát tài núi

Cây phát tài núi còn có tên gọi khác là cây đại lộc hay cây phất dụ rồnghuyết rồng.

Cây thân gỗ có chiều cao từ 1 -5m, ở việt nam hiện nay phổ biến ở kích thước từ 1.5-3.5m.

Thân cây màu trắng mốc, có các vết nứt vỏ dọc. Lá dài và mảnh, mọc tập trung ở đầu cành là đặc trưng của cây phát tài núi.

Phát tài núi mang dáng vẻ uốn cong tự nhiên, cụm lá xanh mướt nên được trồng phối hợp các tiểu cảnh núi đồi, hòn non bộ tôn lên vẻ đẹp của sân vườn.

Cây phát tài núi
Cây phát tài núi

Trong phong thủy, Cây Phát Tài Núi được biết là một trong những cây mang lại tài lộc cho gia chủ. Đúng như tên gọi của nó, cây mang lại nhiều điều phát tài phát lộc, thuận lợi cho công việc hanh thông.

Cây có sức sống bền bỉ, ít sâu bệnh nên rất được ưa chuộng sử dụng trồng trang trí trong sân vườn. Cây cũng có thể trồng chậu dặt ban công, trong nội thất. Tuy nhiên không trồng hay đặt cây ở những vị trí qía thiếu ánh sáng khiến cây kém phát triển.

11. Cây mộc hương

Mộc hương thuộc loại cây gỗ nhỡ, thân chia nhiều cành nhánh thường toả ra nhiều cành non trên các mấu con. Cây mộc hương sinh trưởng ổn định lâu năm, giá trị của cây tỷ lệ thuận với tuổi thọ của cây, càng già càng lâu năm cổ thụ càng có giá trị cao.

Cây mộc hương
Cây mộc hương

Vì sao nên trồng cây mộc hương trong sân vườn ?

Cây mộc hương được yêu thích bởi hương thơm dịu nhẹ dễ chịu của hoa mộc. Hiện nay cây mộc hương được sử dụng trồng trang trí cảnh quan sân vườn, đặc biệt là các tư gia và biệt thự.  Từ xa xưa các cụ đã có câu  “Sắc trà hương Mộc” với hàm ý nhắc tới hương thơm tuyệt vời quyến rũ lòng người của hoa mộc và vẻ đẹp hoàn hảo tinh tế của cây hoa Trà.

Cây có tác dụng xua đuổi tà khí, loại bỏ khí độc .  Cây mộc hương còn có công dụng chữa bệnh trong y học  và có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm, ướp trà.

12.Cây Lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có một só đẳ điểm rất dễ nhận biết: Cây mọc thẳng đứng thành bụi, chiều cao lên tới hơn 1m. Lá lưỡi hổ rất cứng, nhẵn bóng, màu xanh đốm, hoặc xanh viền vàng. Cây lưỡi hổ có hoa màu trắng nhạt tuy nhiên rất hiếm khi trông thấy.

Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có tách dụng thanh lọc không khí, hấp thụ khí độc, tăng cương oxy vào ban đêm.

Trong phong thủy, cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ , thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Cây có thể sử dụng trồng trực tiếp trong sân vườn, hoặc trồng trong chậu kê đặt trong nhà, trong văn phòng khách sạn.

Hiện nay lưỡi hổ còn thường xuyên được mọi người dùng làm quà tặng tân gia, khai trương, lễ tết, tặng đối tác, bạn bè…

các loại lưỡi hổ hiện nay
các loại lưỡi hổ hiện nay

Người ta tin rằng những ai trồng Lưỡi hổ sẽ được Bát tiên tặng cho 8 món quà, được gọi là Bát công đức thuỷ (8 phẩm hạnh tốt đẹp). Ở Trung Quốc, người ta đặt cây ở gần cửa ra vào để tỏ ý đón rước Bát công vào nhà.

 

13.Cây Khế

Cây khế có chiều cao lên đến 8 m, có nhiều cành nhánh. Thân cây khế có màu nâu đậm, cành giòn rất rễ gãy.

Lá của cây khế có màu xanh tươi, lá kép, theo dạng hình trái xoan nhọn ở đầu. Hoa thường có màu tím hồng, luôn mọc thành chùm tại đầu cành.
Quả khế có 5 múi, khi xanh có màu xanh, chín chuyển vàng, vàng đỏ. Quả khế là thực phẩm thân thuộc có thể làm nộm, ăn trực tiếp, hay nấu canh chua. Hiện nay có 2 giống khế là khế ngọt và khế chua.
Cây khế cảnh
Cây khế cảnh

Ở Việt nam cây khế được sử dụng và trồng rất phổ biến, có thể trồng để lấy quả hay làm cây cảnh để trang trí sân vườn.

Cây khế còn tượng trưng cho sự gợi nhớ quê hương, hướng về nguồn cội và tạo nên cảm giác gần gũi thân thuộc. Cây cũng thể hiện sự đủ đầy, thịnh vượng.

14.Cây sung

Cây sung là loại cây thân gỗ, cao tới 20m. Có thể sử dụng trồng làm bóng mát, trồng lấy quả lấy lá làm thực phẩm, hoặc trồng trong chậu tạo dáng thế cây bon sai.

Cây sung cảnh
Cây sung cảnh

Cây có hoa đơn tính cùng gốc, ra hoa vào tháng 5 – 7. Vỏ màu nâu xam hoặc hơi trắng mốc.

Lá xanh mướt hình mũi mác mọc so le, mép nguyên không có răng cưa.

Quả sung mọc thành chùm trên các cành nhỏ hoặc trực tiếp trên thân già. Quả có màu xanh, chín chuyển nâu tím, cam đỏ.

Cây sung là loại cây có có gốc, thân cành đẹp , đặc biệt quả bám trên thân cây khi chín có màu đỏ đẹp nên cây sung được dùng trồng để làm cảnh trong sân vườn biệt thự, nhà ở , khuôn viên công ty rất đẹp hoặc trồng làm bóng mát.

Cây sung cảnh
Cây sung cảnh

Trong phong thuỷ cây xanh, thì cây sung năm trong bộ tứ linh ” Đa – Sung – Sanh – Si ” hay bộ tam đa mang tới tài lộc bền vững ” Lộc – Sung – Vạn ” ( Lộc vừng – Sung – Vạn tuế ).

Trong mâm ngũ quả ngày tết truyền thống nhiều nơi người ta xếp chùm quả sung cùng các loài trái cây khác để chưng trên bàn thờ với mục đích cầu mong sự sung túc, sung sướng cho gia đình trong năm mới.

15.Cây hoa sen 

Nguồn gốc hoa sen

Hoa sen có  bắt đầu có nguồn gốc ở Châu Á, xuất phát từ Ấn Độ sau đó lan sang Trung Quốc và Việt Nam.

Đặc điểm cây hoa sen

Cây hoa sen là loại thực vật thuỷ sinh, thân rễ hình trụ mọc từ củ sen. Thân có gai mọc xung quanh. Lá sen non  màu xanh mướt, già chuyển xanh đậm, lá to hình khiên kích thước lên đến 60cm.

Hoa sen ra quanh năm ở miền nam, còn vào mùa hè ở miền bắc nước ta. Hiện nay có 3 loại hoa sen: Sen hồng, sen xanh, xen trắng. Hoa sen cho mùi thơm dịu nhẹ dễ chịu.

Đài sen có màu xanh lục, quả sen chính là hạt sen, có vỏ màu xanh khi chính chuyển nâu đen, hạt màu trắng và có mầm người ta gọi là tâm sen.

cây hoa sen
cây hoa sen

 

Giá trị phong thuỷ cây hoa sen:

Trong văn hóa phương Đông, hoa sen là loại hoa rất quý, thanh cao, hội đủ ba yếu tố sắc-hương-vị. Chỉ duy nhất loài sen mới hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học – nhân sinh cao quý và sức vươn dậy của một ý chí sống mãnh liệt như dân tộc Việt. Ý nghĩa của sen còn là biểu tượng của sự cao cả, yêu thương.  Hoa sen gắn liền với phật giáo, là quốc hoa của Ấn Độ, và Việt Nam đang xem xét lấy ý kiến.

Bên cạnh những ý nghĩa về mặt biểu tượng, tinh thần đó, hoa sen còn mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Một số công dụng có thể kể ra như: hạt sen làm dịu dạ dày, tâm sen giúp chữa mất ngủ, củ sen hỗ trợ làm giảm đường huyết và cholesterol, trà hoa sen giúp trị mụn, đẹp da,…

Những loại cây nên trồng trong sân vườn :

Trên đây là những loại cây cảnh cho phong thuỷ tốt, bạn có thể tham khảo để lựa chọn những  cây cảnh phù hợp với diện tích khu vườn  cũng như không gian sống và đúng với thiết kế, yêu cầu sở thích của gia đình. Vườn Đức Vượng chúc bạn kiến tạo được khu vườn thật ưng ý.

Tư vấn thiết kế và thi công sân vườn, quý khách liên hệ thông tin: 

Công ty TNHH Kiến Trúc Xanh Đức Vượng

  • Địa chỉ: Số 17 C9 Khu đô thị Geleximco, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 0986 934 920
  • Email: vuonducvuong@gmail.com
  • Zalo, Viber: 0986 934 920

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0986 934 920